
Timing – thời điểm đảo chiều là gì?
Timining được hiểu là mốc thời gian, thời điểm thị trường đảo chiều.
Timing cũng được hiểu là turning point – Bước ngoặt của thị trường.

Vậy các mốc timing có tính toán được không?
Câu trả lời là hoàn toàn tính được khoảng thời gian mà thị trường đảo chiều. Thông thường, tôi hay tính toán trên đồ thị D1 và cho kết quả có sai số là +/-1 ngày (nghĩa là sai số với 1 phiên giao dịch hay 1 cây nến D1). Nếu như bạn đã từng theo dõi các bài viết của tôi trên https://ebila.net thì bạn đã được trải nghiệm nhiều lần tôi đề cập đến các ngày thị trường biến động mạnh. Gần đây mốc timing vào ngày 09.10.2019 (+/-1 ngày) bản tin của tôi cảnh báo về biến động giảm của thị trường Kim loại quý và thực tế thị trường biến động giảm vào ngày 10.10.2019 với biến động giảm 26$ giá từ 1516$/oz giảm về 1490$/oz.
Trước nữa, là mốc timing ngày 25.9.2019 cũng được tôi tính toán là timing giảm tôi đã thông báo trước đó cả 1 tuần lễ và thực tế thị trường Kim loại quý đã giảm điểm từ 1535$/oz về quanh ngưỡng 1500$/oz. Và hôm nay 16.10.2019 tại thời điểm tôi viết bài này cũng là một timing giảm của thị trường kim loại quý, được tôi tính toán giảm từ 1485 $/oz (1486$/oz) về vùng giá 1472 $/oz và xa hơn là giảm về vùng 1462$/oz, bạn có thể xem các bài chuyên sâu về chiến lược giao dịch theo mốc timing.
Cũng tương tự như tính vùng giá đảo chiều thì tính thời điểm đảo chiều của thị trường cũng dựa trên phương pháp hội tụ kỹ thuật, nghĩa là bạn phải tính toán bằng 3 – 4 phép tính để tìm kiếm điểm tương đồng hay vùng hội tụ kết quả của 3-4 phép tính, từ đó bạn sẽ tìm ra được vùng thời gian mà thị trường đảo chiều (turning point).
Tại sao phải tính toán “Timing – thời điểm đảo chiều” ?
Nếu như chúng ta biết được sau 2 tuần nữa thì kênh tăng mới kết thúc thì lúc đó chúng ta sẽ làm 2 việc: việc 1 là chỉ tập trung canh mua và việc 2 là nếu đã có lệnh mua với giá mua lợi thế thì chúng ta sẽ giữ (duy trì) lệnh mua đó trong 2 tuần mới tính đến chuyện chốt lãi lệnh mua đó – tâm lý giao dịch sẽ rất vững vàng.
Cơ sở nào để tính được “Timing – thời điểm đảo chiều” ?
Để tính toán được timing thì điều đầu tiên bạn phải hiểu các quy luật của thị trường, các quy luật tăng giá và quy luật giảm giá. Hiểu rõ phương pháp tính theo vùng hội tụ kỹ thuật Lúc đó bạn mới có thể tiến lên một bước nữa để tính toán thời gian đảo chiều của thị trường. Đồ thị kỹ thuật có 2 trục: trục tung là Giá (Price), trục hoành là thời gian (timing). Hãy làm chủ trục tung trước, trục hoành làm chủ sau.
Tất cả chuyển động của thị trường đều theo một quy luật nào đó, muốn thành công bắt buộc bạn phải nắm được các quy tắc và quy luật của thị trường. Ai đó đã từng nói: “người thành công chỉ đơn giản là họ thuộc nhiều công thức hơn mà thôi”
Phạm Thành Biên
Rất tuyệt vời
Bài viết tuyêt vời.c ơn Thầy nhiều
Bài viết rất ý nghĩa, cám ơn thầy rất nhiều. Chúc thầy sức khỏe.
Cảm ơn thầy nhiều ạ!